24 thg 7, 2009

Châu Hưng- công ty môi giới "ma"

LTS: Công ty Cổ phần Thương mại Châu Hưng đã lường gạt một số lớn công nhân qua sự giả mạo hợp đồng, đã không can thiệp cho quyền và lợi ích của công nh ân khi họ bị bóc lột và đàn áp bởi chủ sử dụng lạo động, và đã tống tiền những công nhân được chủ sử dụng lao động bồi thường do sự can thiệp của quốc tế. Dưới đây là một vụ lường gạt điển hình của Công Ty Châu Hưng.

Năm 2007, Công Ty Châu Hưng ký hợp đồng tuyển lao động cho hãng may Esquel Malaysia tại Penang. Nơi đó có khoảng 1300 công nhân Việt Nam với số lượng lớn công nhân đi qua Châu hưng. Trong hợp đồng lao động Châu Hưng đưa ra số tiền lương giả mạo rất hấp dẫn - lương tối thiểu bảo đảm là RM 750, trong khi đó hợp đồng gốc tiếng Anh không có điều khoản bảo đảm này.
Chính vì được bảo đảm mức lương tối thiểu, nhiều công nhân đã sẵn sàng vay công mượn nợ, thế chấp tài sản để trả phí dịch vụ rất cao cho Châu Hưng để đăng ký đi lao động ở Malaysia. Tuy nhiên khi đến Malaysia thì thực tế hoàn toàn khác.
Sự việc xảy ra vào cuối năm 2007. Sau nhiều tháng nhân lương quá thấp, có những người chỉ được RM 20 cho một tháng làm việc vất vả, nhiều công nhân đã liên lạc Châu Hưng cầu cứu.Nhưng Châu Hưng nhiều khi không nghe điện thoại hoặc mắng qua điện thoại rằng công nhân lười làm việc nên lương thấp, công nhân phải chấp nhận, không phải lỗi của công ty, công ty không thể giúp.

Không được sự hỗ trợ từ phía Châu Hưng, anh chị em đã kêu gọi cùng nhau đứng dậy đấu tranh cho quyền lợi của mình.Một số công nhân đã bị hành hung bởi nhân viên bảo vệ an ninh của Esquel, một số bị bắt về nước vì công ty cho họ là người dẫn đầu cuộc đình công. Giữa đêm khuya trong khi họ đang mặc quần áo ngủ, họ bị cảnh sát đến gọi tên mình, cho mươi phút thu dọn quần áo và bị lôi đi. Không được báo trước, thậm chí có những người còn đang ngu ngơ không hiểu tại sao mình lại bị bắt thì bị cảnh sát đánh và lôi đi trong tình trạng một tay bị khoá vào vali kéo. Một hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhưng Châu Hưng đã phản ứng như thế nào?
Châu Hưng đã cử người sang Malaysia, nhưng không phải vì hỗ trợ công nhân, họ không xuống gặp để lắng nghe công nhân mặc dù dưới tư cách là người đại diện cho môi giới. Không biết kêu ai, công nhân vẫn cố gọi điện về cho Châu Hưng ở Việt nam, số điện thoại thường xuyên không liên lạc được, có khi công ty nhấc máy, không những không chỉ dẫn cho công nhân Châu Hưng còn đe dọa rằng công nhân đứng lên đình công, họ đã phạm luật và sẽ bị phạt, sẽ bị đuổi về nước.

Công nhân không được cho đi làm sau vụ đình công một thời gian dài, thêm nỗi sợ hãi không biết mình sẽ bị bắt về khi nào, thất vọng vì công ty môi giới, chán nản với công ty Esquel, phải chịu biết bao nhiêu bất công, bị lừa gạt cũng không biết kêu ai.
May mắn đã đến với họ, vào khoảng cuối tháng 12 năm 2007, Luật sư địa phương và các tổ chức quốc tế biết đến tình trạng của họ, điều tra về các việc làm sai trái và vô trách nhiệm của công ty Châu Hưng.Dưới sự nghiên cứu và điều tra của Luật sư, công ty Châu Hưng được xác định là công ty có quy mô lừa đảo công nhân lớn và có tổ chức
Từ việc thảo HĐ có tính chất hấp dẫn thu hút người nông dân lao động, công nhân được hứa hẹn sẽ được trả lương tối thiểu là RM 750/ tháng, ngoài ra còn có thể cao hơn với lương làm thêm. Họ cũng không được dự lớp hướng nghiệp một cách nghiêm chỉnh trước khi sang Malaysia làm việc. Khi công nhân ký HĐ, họ không cho công nhân có thời gian để đọc chọn vẹn, vội vàng ký để còn làm thủ tục lên máy bay.
Công nhân chân ướt chân ráo đi sang một nước lạ làm việc nhưng không có một người đại diện cho họ tại Malaysia để kêu giúp. Khi cuộc đình công xảy ra Công ty Châu Hưng không bảo vệ quyền lợi cho họ, thậm chí còn cáo buộc họ vi phạm luật Malaysia vì họ đã đình công cho quyền lợi của họ.

Khi hàng loạt công nhân bị bắt về nước không lí do, Châu Hưng cũng chối bỏ trách nhiệm một cách vô lý bằng biên pháp thanh lý HĐ dịch vụ nhanh chóng mà không có hành động giúp đỡ hay hỗ trợc công nhân đòi hỏi quyền lợi. Số tiền 1,5 triệu công nhân nhận được khi thanh lý HĐ so với số tiền họ phải đóng cho Châu Hưng (20 triệu) là quá ít ỏi.
Không dừng lại ở đó, khi nhận được sự giúp đỡ của Luật sư ở Malaysia và các tổ chức quốc tế, Esquel đã bồi thường cho những công nhân bị bắt về nước một khoản tiên; nhân dịp này Châu Hưng đã cố tình ép những người công nhân phải trả lại tiền thanh lý trước thì mới cho gặp đại diện Công ty Esquel để nhận tiền bồi thường.

Chiếu theo các Điều khoản Luật lao động trong nước và quốc tế, Châu Hưng đã bi phạm những điều luật sau:
Châu Hưng đã vi phạm hành chính vì mắc sai phạm các quy định liên quan đến mở và dạy các lớp học bồi dưỡng kiến thức cho công nhân trước khi xuất khẩu lao động, chiểu theo Quyết định 18/2007 về Chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động;

Vi phạm hành chính đối với Công ty Châu Hưng vì hành vi vi phạm thời gian ký kết Hợp đồng dịch vụ xuất khẩu lao động với công nhân, chiểu theo khoản 2.1 Mục VII Thông tư 22/2003/TT – BLĐTBXH.
Công ty Châu Hưng vì hành vi vi phạm: Không tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định; Không kịp thời giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Do đó Châu Hưng cần bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc bồi thường thiệt hại cho người lao động và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm trên. (Khoản 2, 4 Điều 11 Nghị định 144/2007/NĐ - CP).

Trên cơ sở tất cả những sai phạm ấy, ngay cả tập thể công nhân đang làm việc tại Malaysia cũng rất bức xúc và muốn các cấp chính quyền phải điều tra, truy xét nghiêm ngặt công ty Châu Hưng, ngăn chặn việc làm lừa đảo của Châu Hưng với những người nông dân nghèo vô tội.

->Xem tiếp...

Các bài liên quan




0 Comments:

 

cuoicuoi2008